
công ty lúc nào cũng AI mà cái chấm công không áp dụng vào được. quên chấm công là coi như mất luôn, không được check hoàn trả, bóc lột, tư bản, sếp làm việc theo cảm tính, mỗi lần tăng lương được vài trăm nghìn, làm 4 năm lương ~ 20m, công hiến là thiệt, mất m* tuổi trẻ rồi còn đâu, nhảy đây các bác, mkt muốn vào thì né nha, làm việc với ông sếp 5h sáng nhắn tin hỏi về công việc là hiểu 😀



cho 1 sao vì lương thấp, bóc lột, coi thường nhân viên



chạy ngay đi, trước khi, bạn dần héo mòn hơn lương thấp còn việc thì tăng mỗi ngày, lương còn giảm do cơ chế chấm công đểu vl



Tuy lương thấp nhưng được cái nhân viên được giao nhiều việc, kể cả những việc klq chuyên môn, k có nêu trong jd



Công ty vừa bị lộ bảng lương nhân viên, lương người mới gần gấp đôi người cũ. Người cũ làm biết nhiều, làm nhiều, chất lượng công việc tốt nhưng review lương người cũ tăng được vài trăm nghìn (5-6%) dù lương cứng không hề cao. Sếp lúc nào cũng bảo công ty khó khăn, nhưng người mới lương cao hẳn thị trường vài phần, chất lượng công việc + khối lượng công việc không hề gấp đôi người cũ. Người cũ cống hiến 10 phần để nuôi công ty 7 phần, người mới 3 phần. Stress vì suy nghĩ 'ng* mới ở lại' Mình đã thoát khỏi stress, còn bạn?



Cùng một công việc, cùng một khối lượng, cùng một trách nhiệm. Llàm lâu hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng lương lại chỉ bằng một nửa người mới. Cuộc đời đúng là một trò đùa! Ngày trước, cứ nghĩ đi làm lâu sẽ được trọng dụng, sẽ có chế độ tốt hơn. Ai ngờ, hóa ra càng gắn bó lâu, càng trở thành 'người cũ' để bị ép giá. Người mới vô, lương cao gấp đôi mà công việc chẳng khác gì tôi. Vậy rốt cuộc tôi cố gắng bấy lâu nay để làm gì? Có phải tôi đang bị phạt vì... trung thành với công ty không? Thấy mà nản! P/S: Bạn không sai khi trung thành với công ty, nhưng nếu sự trung thành đó không được trân trọng, thì có lẽ đã đến lúc trung thành với chính mình trước tiên! 💪



Khắt khe, căn ke từng trăm k khi review lương nv nhưng không tiếc tiền chi khoá học thuê chuyên gia huấn luyện nv thành những công nhân chăm chỉ, biết nghe lời và phục tùng



Lúc ít người thì nào là tình nghĩa anh em, công ty không bao giờ để các em thiệt đâu, anh tin em làm được, các em nên trân trọng và biết ơn vì đã được học hỏi kinh nghiệm tại đây. Nhưng khi không còn cần nữa sẽ có những lý do nghe rất hợp lý và bùi tai như: công ty đang tái cấu trúc nên cần những chiến binh tinh nhuệ hơn được việc hơn, lương thưởng cho em đang rất fair với thị trường, rồi lại những câu hứa hẹn về một quý khởi sắc sắp tới… Khi sự kiên nhẫn không được đền đáp, lòng tin bị xói mòi, liệu còn gì nữa sắp đến đây. Khi đi làm không còn đơn thuần là theo đuổi và làm những việc mình thích, mà thay vì đó lịch hàng ngày lúc nào cũng lấp đầy những cuộc họp, những khoá học nghe hoành tráng giúp micromanage nhân viên dễ dàng hơn trong 1 vỏ bọc là những benefit của nhân viên. Luật lệ ngày càng hà khắc, ok thôi những ở chiều ngược lại, những benefit của nhân viên không được nâng chuẩn theo. Công ty luôn nhắm tới việc nhân viên theo chuẩn worldclass. World class employees, world class products, world class meetings. Nhưng khi nói đến quyền lợi nhân viên thì lại mang đặc thù địa phương làm căn cứ (lương, BHYT). Hẳn là bld đã rất thấm nhuần tư tưởng “thông lệ quốc tế, đặc thù địa phương”. ( những lời feedforward thật lòng nhất mà công ty có thể muốn (hoặc không) nghe từ cựu nv quèn!



Từ giờ đây sẽ là nơi mình feedback/feedforward cho công ty theo một cách thật lòng nhất, đơn giản vì mình thích ẩn danh



Bạn có muốn làm việc ở một công ty lớn, với một chức danh nghe thật xin để chứng minh bản thân không? Tôi tin rằng, người giỏi không chọn nơi để thể hiện. Họ hiểu rằng giá trị không nằm ở nơi họ đứng, mà ở cách họ hành động. Dù ở một văn phòng nhỏ hay trong một dự án ít được chú ý, họ vẫn biết cách toạ ra dấu ấn riêng. Người giỏi không ngồi than thở rằng "đây chưa phải nơi dành cho mình". Họ không chờ đợi điều kiện hoàn hảo, mà tận dụng mọi cơ hội để tạo nên giá trị. Khi làm một báo cáo, họ nghiên cứu kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Khi tham gia buổi họp, họ đưa ra những ý tưởng mới mẻ. Thay vì chờ đọi sân khấu lớn, hãy toả sáng ngay tại nơi bạn đang đứng. Sân khấu không tạo nên bạn, chính cách bạn làm việc mới khiến mọi người phải thay đổi góc nhìn. Và biết đâu, nơi bạn toả sáng rực rõ nhất lại chính là nơi bạn đang bắt đầu.


